Phế liệu là gì?

Phế liệu được hiểu là những nguyên liệu bị bỏ đi, không dùng đến nữa sau quá trình sử dụng. Theo cách hiểu này, phế liệu chỉ phát sinh trong quá trình sản xuất của con người.

Ngày đăng: 04-10-2014

5,184 lượt xem

Định nghĩa "Phế liệu là vật bỏ đi từ những nguyên liệu đã qua chế biến"

Theo cách hiểu này, tất cả những vật chất phát sinh sau quá trình sử dụng nguyên liệu bị chủ sở hữu bỏ đi đều trở thành phế liệu. Định nghĩa này đã không đưa ra tiêu chí để phân biệt phế liệu với chất thải - là “rác và các vật bỏ đi sau một quá trình sử dụng” Phế liệu theo cách hiểu này là một dạng chất thải.

Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất.

Theo các định nghĩa trên, vật chất sẽ trở thành phế liệu khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

-Thứ nhất: Là sản phẩm hoặc vật liệu

“Sản phẩm” là những thứ do lao động của con người tạo ra. Các sản phẩm mà con người tạo ra có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể. Dưới giác độ luật môi trường thì đó chỉ có thể là những sản phẩm tồn tại dưới dạng vật thể thuộc thành phần môi trường. Do đó, những sản phẩm phi vật thể không thuộc khái niệm phế liệu.

-Thứ hai: Bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng

Bị loại ra được hiểu là các sản phẩm hoặc vật liệu được đưa ra khỏi quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng do không còn phù hợp với quá trình sản xuất và tiêu dùng.

-Thứ ba: Phế liệu được thu hồi dùng làm nguyên liệu

Sản phẩm hoặc vật liệu có trở thành phế liệu hay không phụ thuộc vào việc đánh giá trên thực tế đối với hành vi "từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng" của chủ sở hữu và phải được xem xét một cách cụ thể đối với từng trường hợp, như thu hồi để bán dưới hình thức hàng hóa, để sử dụng làm nguyên liệu hoặc để xử lý.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha